10 điều bạn cần biết trước khi mở phòng tập Yoga

10 điều bạn cần biết trước khi mở phòng tập Yoga

Bạn đã từng bao giờ bước vào một nhà hàng mà bạn chưa từng đến trước đây và gọi phục vụ “Lấy cho tôi món ngon nhất, giá cả không thành vấn đề!” Hầu hết mọi người nghĩ rằng điều này có vẻ hoành tráng. Nhưng thành thật mà nói, nó không khác gì khi một huấn luyện viên Yoga có nhiều năm kinh nghiệm quyết định mở phòng tập nhưng lại không biết chút gì về kinh doanh.

10 điều bạn cần biết trước khi mở phòng tập Yoga

Tôi biết bạn mong muốn chia sẻ tài năng của mình tới nhiều người khác để giúp họ khỏe mạnh hơn, nhưng xin hãy tin tôi, bạn có thể tác động đến cuộc sống của nhiều người hơn nếu bạn chịu tìm hiểu một chút về kinh doanh trước khi bắt đầu một phòng tập Yoga của riêng mình.

Một trong những điều đầu tiên mà các huấn luyện viên Yoga có dự định mở phòng tập Yoga thường chia sẻ với tôi là họ đã tập Yoga được bao nhiêu năm. Họ tiếp tục phấn đấu mục tiêu để học tập và nghiên cứu ra nhiều chuyên môn kỹ thuật mới hữu ích hơn mỗi ngày. Tôi rất ngưỡng mộ kinh nghiệm và cả ý chí phấn đấu của họ.

Đồng thời công việc của tôi là chỉ ra rằng nếu họ chủ yếu muốn tập trung vào việc giảng dạy chuyên môn và tập luyện Yoga, thì việc mở một phòng tập Yoga có lẽ không dành cho họ. Nếu bạn ngạc nhiên nghĩ rằng “Nền tảng nào có thể tốt hơn khi họ có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy yoga như vậy mà!”. Thì bài viết này chắc chắn dành cho bạn.

Điều hành một doanh nghiệp thành công liên quan đến rất nhiều vấn đề hơn là chỉ giỏi mỗi chuyên môn Yoga. Trong một cuộc trò chuyện gần đây với người bạn của tôi là chủ điều hành của một trong những chuỗi phòng tập Yoga lớn tại Hà Nội, cô ấy tiết lộ rằng cô ấy thậm chí không có chứng chỉ huấn luyện viên Yoga. Chia sẻ thật lòng cô chỉ là một nữ doanh nhân yêu thích Yoga mà thôi.

Kinh doanh không chỉ là cung cấp dịch vụ hay sản phẩm cho khách hàng. Nó có cả một phần “hậu trường” mà chúng ta thường không thấy khi chúng ta đi bộ ở cửa trước. Kinh doanh là dự đoán tài chính, hoạch định chiến lược, tiếp thị, bán hàng, lập ngân sách, bảo trì cơ sở, tuyển dụng, nhà thầu phụ, sổ sách kế toán, và nhiều vấn đề khác nữa.

Nếu bạn sẵn sàng học hỏi về những điều này (và bạn cũng không cần phải là một chuyên gia Yoga nhưng bạn cần phải có hiểu biết về chúng), thì có lẽ việc mở một phòng tập Yoga là dành cho bạn.

Tuy nhiên, hiểu những gì thực sự liên quan trước khi bắt đầu là điều cần thiết để thành công. Dưới đây là một số điều giúp bạn tự hỏi chính mình trước khi lao vào mở một phòng tập Yoga.

10 điều bạn cần biết trước khi mở phòng tập Yoga

Cân nhắc 1: Làm việc mọi lúc

Bạn có sẵn sàng làm việc nhiều giờ mỗi ngày ngay từ những ngày đầu tiên không? Các chủ doanh nghiệp nhỏ sẽ kể cho bạn việc phải làm việc tới tận đêm hoặc làm cả chủ nhật để xây dựng một doanh nghiệp trong thời kỳ đầu là như thế nào. Đó là công việc rất khó khăn. Nhưng nó cũng mang lại sự tự do tuyệt vời. Nếu bạn không chắc chắn về điều này, hãy xem xét việc mua một phòng tập Yoga đang hoạt động hoặc lựa chọn hình thức nhượng quyền Yoga

Cân nhắc 2: Tìm hiểu về quản trị tài chính

Tìm hiểu về quản trị tài chính trước khi mở phòng tập Yoga
Tìm hiểu về quản trị tài chính trước khi mở phòng tập Yoga

Bạn có cảm thấy thích thú khi học về tài chính, ngân sách và sổ sách kế toán không? Dù tốt hay xấu, tiền vẫn là nguồn sống của mọi doanh nghiệp. Không có nó doanh nghiệp sẽ thất bại ngay lập tức. Để thành công, bạn cần có một chút kinh nghiệm xử lý về tài chính. Bạn cần biết mình đã kiếm được bao nhiêu tiền mỗi tháng, đã chi bao nhiêu, còn nợ bao nhiêu.

Bạn cần biết mình sẽ kiếm được bao nhiêu tiền mỗi tháng để trả chi phí hoạt động (tiền thuê nhà, tiền điện, v.v.), bảng lương (trả lương cho nhân viên) và tự trả tiền lương cho chính bạn (bạn cũng cần phải ăn mà, rất nhiều bạn quên luôn không tính lương của chính họ!). Bạn cần tính toán dự kiến ​​ngân sách cho các năm tới và tìm ra cách sẽ kiếm được số tiền này (cần bao nhiêu học viên, số buổi v.v.).

Cân nhắc 3: Chuẩn bị cho những rắc rối

Chuẩn bị cho những rắc rối trước khi mở phòng tập Yoga
Chuẩn bị cho những rắc rối trước khi mở phòng tập Yoga

Bạn cần chấp nhận rằng việc kinh doanh không bao giờ suôn sẻ, thay vào đó nó luôn có những rủi ro và khó khăn và đó chỉ là một phần của việc sở hữu một doanh nghiệp riêng mà thôi. Ước tính rằng một doanh nghiệp kinh doanh thể thao ở Việt Nam trung bình mỗi năm phải đối mặt với tầm 3 đến 4 lần “khủng hoảng”. Có thể là việc một nhân sự chủ chốt nghỉ việc, một khoản chi phí lớn bất ngờ, mùa mưa, mùa rét, hoặc Lễ Tết, rồi cả dịch cúm Corona vừa rồi nữa chứ.

Ngoài ra còn có cả “những rắc rối hàng ngày”. Việc một huấn luyện viên Yoga đến trễ, học viên phàn làn về huấn luyện viên dạy không nhiệt tình, dụng cụ phòng tập bị hỏng v.v… Đây chỉ là một phần của kinh doanh mà thôi. Và với tư cách là chủ sở hữu của phòng tập thì phần lớn các vấn đề sẽ là vấn đề của mình bạn (trừ khi bạn phát triển đủ để thuê người quản lý, thì người khác sẽ lo lắng thay cho bạn). Hãy xem nó như một cuộc phiêu lưu hoang dã và thú vị để bạn chia sẻ một món quà Yoga tuyệt vời với thế giới và bạn sẽ ổn thôi!

Cân nhắc 4: Dự tính các khoản đầu tư

Bạn có tầm 50% số tiền cần đầu tư thì có nên mở phòng tập Yoga không? Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều đánh giá thấp chi phí của họ (và đánh giá quá cao lợi nhuận có thể đạt được) trong vài năm đầu tiên. Rất hiếm khi điều hành bất kỳ doanh nghiệp nhỏ nào mà không phát sinh các chi phí ngoài mong đợi. Nó dường như luôn luôn nhiều hơn những gì bạn thường nghĩ.

Có rất nhiều chi phí bất ngờ và linh tinh phát sinh. Tất cả mọi thứ từ việc cải tạo lại sàn nhà, đến trả thuế kinh doanh, đến mua mới số điện thoại tổng đài. Do vậy, hãy lên kế hoạch trước cho các vấn này và bạn sẽ không bị sốc.

Cân nhắc 5: Tìm hiểu về marketing

Tìm hiểu về marketing trước khi mở phòng tập Yoga
Tìm hiểu về marketing trước khi mở phòng tập Yoga

Bạn có sẵn sàng tự tìm hiểu về cách tiếp thị, marketing, hoặc bạn có tiền để thuê đội ngũ tiếp thị chuyên nghiệp làm thay cho bạn hay không? Tôi biết, tiếp thị làm cho bạn nghĩ về các đội bán hàng qua điện thoại. Nhưng đấy chỉ là những ví dụ nghèo nàn về tiếp thị thôi.

Tiếp thị, marketing đơn giản là làm nhiều người có nhu cầu về sức khỏe biết rằng bạn có thứ gì đó thực sự có thể giúp họ. Nếu bạn không biết cách tiếp thị, bạn không chỉ bỏ lỡ việc kinh doanh mà còn đôi khi còn bán nhầm cho họ những sản phẩm không cần thiết.

Mọi người sẽ bỏ lỡ điều gì họ đang mong muốn khi họ không biết về trải nghiệm tuyệt vời mà phòng tập của bạn có thể cung cấp cho họ. Tiếp thị hay còn gọi là Marketing là cách để nhiều người biết đến bạn hơn mỗi ngày.

Cân nhắc 6: Tư duy đúng về tiền bạc

Tư duy đúng về tiền bạc trước khi mở phòng tập Yoga
Tư duy đúng về tiền bạc trước khi mở phòng tập Yoga

Bạn chắc chắn đã biết tập Yoga sẽ giúp kết hợp năng lượng, tinh thần và tâm trí lại với nhau thì việc điều hành một phòng tập sẽ thêm một loại năng lượng mới vào hỗn hợp đó: đó chính là TIỀN. Nếu bạn tin rằng việc cứ tập trung vào chuyên môn tốt thì chẳng lo gì không có học viên thì bạn cứ tiếp tục yên tâm mà dạy. Điều có thể ít yên tâm hơn là rất ít chủ sở hữu phòng tập giữ được quan điểm này sau một vài năm kinh doanh.

Có lẽ trong một thế giới lý tưởng, điều này sẽ khác nhưng ngày nay tiền là một phần của cuộc sống của chúng ta. Giống như các dạng năng lượng khác, tiền chỉ đơn giản là một cách để tạo ra sự thay đổi.

Tiền thực sự chỉ là một dạng năng lượng khác. Và nó là nguồn năng lượng mà mọi doanh nghiệp ngày nay cần để tồn tại. Chúng ta không cần phải tôn thờ nó, chỉ xem nó là một loại tài nguyên quan trọng. Giống như một chiếc xe cần xăng để chạy, còn một doanh nghiệp thì cần tiền. Tôi ước gì chiếc xe của tôi chạy bằng thứ gì khác ngoài xăng, nhưng hiện tại tôi buộc phải dùng xăng để giúp nó hoạt động. Đó là trường hợp một phòng tập yoga là một doanh nghiệp và cần tiền để hoạt động.

Cân nhắc 7: Sẵn sàng phục vụ

Bạn có thực sự đam mê, không chỉ về việc tập yoga, mà còn về việc chia sẻ nghệ thuật yoga với những người khác? Điều hành một phòng tập yoga là chia sẻ giá trị của bạn với những người khác. Nhiều học viên của bạn có thể sẽ là người mới. Một số người sẽ phàn nàn khó chịu, những người khác sẽ yêu quý thích thú với phòng tập tập của bạn.

Khi điều hành một phòng tập, bạn sẽ nhanh chóng nản chí nếu bạn không thoải mái khi phục vụ những học viên khác nhau như: những học viên mới, những người thích yoga nhưng tập không tốt lắm và cả những người không nghiêm túc, cũng như những người tập thì ít buôn chuyện thì nhiều v.v..

Cân nhắc 8: Dám phạm sai lầm để thành công

Bạn có sẵn sàng phạm sai lầm và học hỏi? Thành công là gồm những sai lầm. Giống như Thomas Edison đã thử hơn một ngàn vật liệu khác nhau cho dây tóc của bóng đèn trước khi phát hiện ra một thứ hoạt động, đó là kinh doanh.

Thành công không phải là làm điều gì đó một cách hoàn hảo ngay lần đầu – cố gắng phấn đấu cho điều này thường sẽ dẫn đến sự tầm thường. Thành công được tạo nên từ sự cố gắng, thất bại và học hỏi; sau đó lấy những gì bạn đã học và làm nó tốt hơn vào lần sau.

Nếu bạn là người cầu toàn thì việc điều hành một doanh nghiệp có thể rất khó chịu với bạn. Kinh doanh là không hoàn hảo và những người thành công nhất là những người thực sự hiểu rằng mọi thứ chỉ cần “đủ tốt” và không hoàn hảo.

Cân nhắc 9: Lập kịch bản rút lui

Bạn có thể chuẩn bị sẵn điều này mà để không phá hủy cuộc sống của riêng bạn, đó chính là kịch bản nếu kinh doanh thất bại? Mặc dù ít có ai chuẩn bị sẵn kế hoạch cho một doanh nghiệp mới rồi thất bại và chắc chắn đó chỉ là điều cuối cùng bạn muốn nghĩ đến, nhưng đôi khi điều đó vẫn xảy ra. Lên kế hoạch ly hôn khi bạn vẫn còn yêu.

Nói cách khác, bạn cần thiết kế một chiến lược rút lui cho doanh nghiệp ngay từ đầu. Bạn không muốn bán nhà và phải tuyên bố phá sản nếu mọi thứ không thành công. Làm hết sức mình để đảm bảo cá nhân bạn có thể tồn tại ngay cả khi doanh nghiệp không còn nữa. Nếu bạn không tính tới điều này, thì đây có thể không phải là thời điểm tốt nhất để bắt đầu một phòng tập, hoặc bạn nên tìm một đối tác hoặc nhà đầu tư để chia sẻ gánh nặng sẽ giúp ích hơn.

Cân nhắc số 10: Lập kế hoạch kinh doanh

Bạn có sẵn sàng để thực hiện một kế hoạch kinh doanh kỹ lưỡng? Tôi tin rằng đây là mục quan trọng nhất trong danh sách cần chuẩn bị.

Thật không may, tất cả đều đúng rằng “không lập kế hoạch là lập kế hoạch để thất bại“. Một kế hoạch kinh doanh thực sự vạch ra cách thức hoạt động cho phòng tập của bạn. Nó xác định phân khúc học viên sẽ tập, nó ước tính số lượng khách hàng và học viên bạn cần mỗi tháng để thanh toán các chi phí. Nó giống như có một tấm bản đồ cho bạn khi bạn đang trên một chuyến đi xuyên Việt.

Nhân tiện, lý do mà các ngân hàng muốn xem kế hoạch kinh doanh trước khi cho vay tiền là vì họ biết rằng hầu hết các doanh nghiệp không phải ai cũng thành công và họ không muốn cho vay nếu không lấy lại được tiền. Lập một kế hoạch kinh doanh không khó (tôi thường hướng dẫn các chủ phòng thực hiện quy trình này. Ngoài ra có rất nhiều sách hướng dẫn kinh doanh đầu tư trên mạng). Tuy nhiên, nếu bạn định mở phòng thì chắc chắn hãy lập kế hoạch trước

Tóm lại:

Đây là một trong những điều quan trọng nhất mà tôi tin rằng ai đó nên xem xét trước khi mở một phòng tập Yoga. Dành thời gian lập kế hoạch cho nó, sau đó nếu thấy nó khả thi thì đầu tư triển khai.

Sở hữu một phòng tập riêng có thể là một trong những ước mơ lớn nhất đối với những huấn luyện viên Yoga. Tôi chúc bạn gặp những điều tốt đẹp nhất trên cuộc phiêu lưu thú vị này. Tôi khuyên bạn hãy xem các chia sẻ khác mà tôi đã viết khi điều hành chuỗi phòng tập Yoga (truy cập trang web của tôi tại www.dangkimba.com để xem các bài viết hàng tuần và các hướng dẫn kinh doanh yoga hoàn toàn miễn phí).

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm những phương pháp hoặc ai đó có thể giúp bạn định hướng phát triển công việc Yoga tốt hơn cũng như những kỹ năng chuyên môn để quản lý kinh doanh phòng tập Yoga thì có thể kết nối với tôi:

Đặng Kim Ba – Chuyên gia, trọng tài Yoga Việt Nam
Website: www.dangkimba.com
Fanpage: Đặng Kim Ba
Email: dangkimba.official@gmail.com
Youtube: Đặng Kim Ba Official
Điện thoại: 076 993 9999

Kết nối với Đặng Kim Ba