12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga

12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga

Nếu bạn là người mới bắt đầu tập Yoga, hoặc chỉ mới tập luyện được trong thời gian ngắn thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất nhiều khó khăn trong quá trình tập luyện và có lẽ bạn sẽ phải cần tới những dụng cụ hỗ trợ chuyên dụng trong Yoga, đó chính là Gạch tập Yoga (Yoga Block). Tuy nhiên, khi tham gia các lớp học Yoga thì không phải lúc nào huấn luyện viên cũng hướng dẫn cho bạn đầy đủ các cách sử dụng sự hỗ trợ của gạch Yoga, thậm chí nhiều phòng tập còn không trang bị Gạch Yoga sẵn cho học viên.

Và trong bài viết dưới đây, dangkimba.com sẽ chia sẻ với các bạn các phương pháp tập luyện Yoga trở nên đơn giản hơn rất nhiều khi kết hợp với sự hỗ trợ của gạch Yoga.

Lý do nên sử dụng Gạch tập Yoga

Gạch tập yoga là một công cụ thực sự rất hữu ích giúp bạn cải thiện đáng kể hiệu quả luyện tập của bạn. Dưới đây là một vài công dụng của nó:

  • Tăng sức mạnh cho cơ thể
  • Giúp điều chỉnh các tư thế chuẩn hơn
  • Bảo vệ và tăng sức mạnh cho cổ tay
  • Hỗ trợ thực hiện các tư thế nâng cao

Tôi cá là sau khi bạn đọc bài viết này, bạn sẽ ngay lập tức sắm cho mình một đôi gạch Yoga cho riêng mình! Nhưng TRƯỚC HẾT, hãy chắc chắn rằng bạn biết cách để lựa chọn loại gạch tập Yoga phù hợp cho bản thân.

Cách lựa chọn Gạch tập Yoga

Các loại chất liệu của gạch tập Yoga

Có rất nhiều loại gạch tập Yoga khác nhau. Bạn nên chọn cho mình loại gạch phù hợp nhất với khả năng tập luyện và mục tiêu của mình. Các loại gạch khác nhau thường được làm bởi những vật liệu khác nhau. Dưới đây là một số vật liệu dùng để làm gạch tập Yoga.

  • Chất liệu Xốp: Gạch được làm từ xốp thường mềm và nhẹ hơn các loại gạch Yoga khác. Loại gạch này phù hợp nhất cho người mới bắt đầu vì tạo cho họ cảm giác thoải mái khi sử dụng trong các tư thế cần sự hỗ trợ.
  • Chất liệu gỗ ép: Một số học viên Yoga cảm thấy các gạch Yoga làm từ xốp không bám tay và dễ trơn trượt, hoặc quá nhẹ so với sở thích của họ. Gạch làm từ gỗ ép có lẽ là lựa chọn hợp lý cho người mới bắt đầu vì chúng mềm hơn gạch gỗ và nặng hơn gạch xốp. Gạch gỗ ép cũng thân thiện với môi trường hơn và thường bền hơn các viên gạch từ xốp.
  • Chất liệu gỗ: Loại gạch này thường khó sử dụng hơn nhiều so với gạch xốp, vì vậy sẽ không phù hợp cho người mới bắt đầu. Ưu điểm là gạch Yoga làm từ gỗ rất bền, nhưng tất nhiên điều đó có nghĩa là chúng sẽ có giá đắt hơn những loại khác. Loại này gạch này thường trơn khi bạn ra mồ hôi, vì vậy hãy ghi nhớ điều này để tránh gặp nguy hiểm khi tập luyện.

Kích thước các loại gạch tập Yoga

Thông thường sẽ có 3 loại kích thước như sau:

  • 23 x 15 x 10 cm
  • 23 x 15 x 7,5 cm
  • 23 x 15 x 5 cm

Loại gạch 23 x 15 x 7,5 cm là loại thông thường được nhiều người sử dụng nhất. Nhưng nếu bạn có bàn tay nhỏ hơn thì không nên sử dụng các loại gạch quá to sẽ khó để nắm chặt được. Lựa chọn các loại mỏng hơn tùy vào kích thước lòng bàn tay của mình.

Cách sử dụng gạch Yoga

Bạn có thể sử dụng Gạch tập yoga theo nhiều cách khác nhau, nhưng thường được sử dụng với 3 mục đích chính: tăng cường hiệu quả kéo giãn của tư thế, tăng cường sức mạnh, hỗ trợ. Thông qua 12 ví dụ dưới đây các bạn sẽ hình dung ra các cách để sử dụng sự hỗ trợ của Gạch tập Yoga:

Gạch tập Yoga hỗ trợ người tập trong các tư thế kéo giãn

Sử dụng gạch tập Yoga sẽ giúp người tập không bị kéo căng quá mức, hạn chế việc chấn thương khi tập luyện và cũng làm cho người tập cảm thấy thoải mái khi giữ tư thế.

Với các tư thế Yoga mà bạn không thể với tay được xuống thảm, thì có thể sử dụng gạch để hỗ trợ. Cũng có nhiều cách để thực hiện các tư thế đó như chống tay vào cẳng chân, cổ chân, nhưng khi sử dụng gạch Yoga tư thế sẽ ổn định hơn rất nhiều.

Dưới đây là một vài cách mà bạn có thể sử dụng gạch yoga ở các tư thế khác nhau

1. Tư thế Yoga – Tam giác duỗi

Tư thế Yoga tam giác duỗi là tư thế rất hay được sử dụng trong quá trình tập luyện, tư thế giúp này làm mềm dẻo các dây chằng ở chân và kéo giãn cột sống. Tuy nhiên, rất nhiều học viên Yoga mới tập không thể với chạm tay được xuống sàn, và nếu nắm tay vào cổ chân thì trọng lượng cơ thể dồn lực lên chân làm kéo giãn rất mạnh càng khó chịu hơn. Do vậy, với những người mới nên sử dụng gạch để hỗ trợ sẽ tốt hơn rất nhiều.

12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga - Tư thế tam giác duỗi
12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga – Tư thế tam giác duỗi

2. Tư thế Yoga – Gập trước

Cũng tương tự như tư thế Tam giác duỗi, tư thế này cũng kéo giãn vào các nhóm dây chằng ở chân. Người mới tập sẽ rất khó khăn để với được chạm cả 2 tay xuống sàn, do vậy trong tư thế này chúng ta sử dụng 2 viên gạch Yoga để hỗ trợ cho các học viên mới.

12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga - Tư thế gập trước
12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga – Tư thế gập trước

3. Tư thế Yoga – Con lạc đà

Tư thế Yoga con lạc đà thuộc nhóm ngửa về sau, nhiều người có cột sống khá cứng nên không thể ngửa về sau để tay nắm lấy cổ chân, do vậy nên sử dụng 2 viên gạch để hỗ trợ sẽ giảm bớt sức nặng của tư thế và giảm thiểu chấn thương vùng thắt lưng

12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga - Tư thế con Lạc đà
12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga – Tư thế con Lạc đà

4. Tư thế Yoga – Chó duỗi mình

12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga - Tư thế chó duỗi mình
12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga – Tư thế chó duỗi mình

Gạch tập Yoga hỗ trợ người tập trong các tư thế yêu cầu sức mạnh

Rất nhiều tư thế Yoga yêu cầu độ khỏe của cơ bắp và thời gian giữ lâu, do vậy nếu bạn chưa đủ khỏe có thể sử dụng gạch tập Yoga để tăng độ siết của cơ bắp hoặc giảm bớt sức nặng của cơ thể

5. Tư thế Yoga – Con thuyền

12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga - Tư thế con thuyền
12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga – Tư thế con thuyền

6. Tư thế Yoga – Tấm ván

12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga - Tư thế tấm ván
12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga – Tư thế tấm ván

7. Tư thế Yoga – Cân bằng tay hình chữ L

12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga - Cân bằng tay hình chữ L
12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga – Cân bằng tay hình chữ L

8. Tư thế Yoga – Con quạ

12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga - Tư thế con quạ
12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga – Tư thế con quạ

Sử dụng gạch tập Yoga để hỗ trợ giữ tư thế

Rất nhiều tư thế yoga được phân loại là khó và người tập không thể tập được nếu không có đủ độ linh hoạt của nhóm cơ nào đó. Một vài ví dụ dưới đây sẽ hình dung cách để giữ tư thế khi nhóm cơ của bạn chưa đủ dẻo.

9. Tư thế Yoga – Anh hùng

12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga - Tư thế anh Hùng
12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga – Tư thế anh Hùng

10. Tư thế Yoga – Cây nến

12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga - Tư thế cây nến
12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga – Tư thế cây nến

11. Tư thế Yoga – Con cá

12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga - Tư thế con cá
12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga – Tư thế con cá

12. Tư thế Yoga – Chim bồ câu

12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga - Tư thế chim bồ câu
12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga – Tư thế chim bồ câu

Tôi hy vọng bài viết này hữu ích cho các bạn!

6 dụng cụ cần thiết cho các tín đồ yoga

Những loại Gạch tập Yoga tốt nhất

7 dụng cụ tập yoga thiết yếu nhất mà bạn không thể không biết

Kết nối với Đặng Kim Ba