Kỹ thuật giúp bạn chinh phục những tư thế Yoga nâng cao chỉ với 2 viên gạch tập Yoga (Block)
Những tư thế Yoga cân bằng trên tay (Arm Balance Yoga) đòi hỏi bạn phải có thể lực thật tốt và cả sự quyết tâm lớn. Đây là một trong những nhóm tư thế thách thức lớn đối với nhiều người tập Yoga. Nhưng với một số dụng cụ Yoga hữu ích, chúng ta có thể thực hiện các tư thế này một cách dễ dàng hơn. Các dụng cụ hỗ trợ tập luyện Yoga giúp chúng ta tăng sức bền và sức mạnh tốt hơn. Trong bài viết sau dangkimba.com sẽ chia sẻ với các bạn kỹ thuật để tập các tư thế cân bằng tay chỉ với hai khối gạch tập Yoga (Block Yoga). Hãy cùng tôi khám phá các cách cân bằng cánh tay khác nhau bên dưới:

Thực hiện tư thế Yoga con Quạ với sự hỗ trợ của 2 khối gạch tập Yoga
Tư thế Yoga con Quạ là một trong những tư thế cân bằng tay đầu tiên mà nhiều người lựa chọn tập luyện, nhưng điều đó không có nghĩa là nó là một tư thế Yoga dễ dàng! Nó liên quan đến việc chuyển trọng lượng từ chân sang tay. Thiết lập các cơ dưới giúp bạn nâng cao người lên, chuyển trọng lượng nhiều hơn vào tay, điều này giúp tăng sức mạnh khi đưa chân lên khỏi mặt đất và tì gối lên cánh tay. Để giảm thiểu nguy cơ ngã về phía trước hãy đặt một khối gạch hỗ trợ dưới đầu của bạn.

Bắt đầu: Đặt một khối gạch Yoga theo chiều dọc của nó về phía trước thảm của bạn và khối gạch thứ hai cách đó khoảng 3 bàn tay, đặt theo chiều ngang.


Đặt hai chân lên khối gạch Yoga bên dưới (khối gạch thấp hơn) và đặt hai tay trên sàn giữa 2 khối gạch, khoảng cách 2 tay rộng bằng vai. Tì gối của bạn lên 2 khuỷu tay và chuyển trọng lượng nhiều hơn vào tay. Sau đó, hạ trán xuống khối cao hơn và ấn nhẹ trán xuống khi bạn nhấc chân khỏi khối thấp hơn, nếu bạn cảm thấy vững rồi có thể nhấc đầu ra khỏi gạch. Giữ nguyên tư thế trong một vài nhịp thở, sau đó hạ hai chân xuống và thư giãn
Thực hiện tư thế Yoga con quạ nghiêng một bên với sự hỗ trợ của 2 khối gạch tập Yoga
Quạ nghiêng là tư thế Yoga liên quan đến vặn xoắn và yêu cầu cân bằng trọng lượng của cơ thể chỉ trên một cánh tay trong khi duy trì sự kết nối mạnh mẽ giữa phần dưới và phần trên, điều này rất cần thiết để thực hiện thành công tư thế. Bạn có thể kết nối tay-chân để đạt được nhiều lợi ích hơn bằng cách sử dụng các khối gạch tập Yoga để giảm bớt sức nặng của cơ thể.
Bắt đầu: Bắt đầu với hai khối gạch Yoga xếp chồng lên nhau đặt theo chiều ngang của gạch (chiều thấp nhất của chúng).

Ngồi nghiêng sang một bên gạch với hông phải ngồi các khối gạch Yoga. Đầu gối của bạn có thể xếp chồng lên nhau (không bắt buộc), bàn chân chạm trên sàn nhà. Ép hai chân vào nhau. Xoay thân sang phải và chống khuỷu tay trái vào bên ngoài đùi phải, giữ nguyên trạng thái này giữa cánh tay và chân của bạn.
Nghiêng người sang phải và chống cả hai tay lên sàn, khoảng cách 2 tay rộng hơn vai một chút. Hai bàn tay hướng về phía trước và co cả hai khuỷu tay khi nghiêng người về phía trước trên bàn tay và nhấc bàn chân lên khỏi sàn thành con quạ nghiêng.

Để di chuyển vào tư thế nâng cao hơn hãy làm tư thế con Quạ nghiêng như bạn vừa làm, sau đó duỗi thẳng chân ra theo 2 hướng ngược lại.
Để thoát tư thế, hãy co đầu gối trở lại tư thế Yoga con quạ nghiêng, sau đó hạ chân xuống sàn và thử phía bên còn lại.
Thực hiện tư thế Yoga con đom đóm với sự hỗ trợ của 2 khối gạch tập Yoga
Trong tư thế Yoga con đom đóm thì cánh tay và vai đóng vai trò là điểm tựa cho chân và hông. Những tư thế cân bằng tay này có xu hướng dễ thực hiện hơn và ít có nguy cơ ngã hay chấn thương. Nếu bạn bị ngã khi thực hiện những tư thế này, bạn có thể bị đè mông lên tay, đó là lý do tại sao việc thực hiện tư thế con Đom đóm với các khối gạch tập Yoga sẽ hạn chế được các vấn đề trên.

Bắt đầu: Bắt đầu với cách đặt khối gạch tập Yoga tương tự như đối với thế Yoga con Quạ nghiêng .

Đứng cách tầm 30cm trước các khối gạch với bàn chân rộng hơn vai. Gập về phía trước và trùn đầu gối xuống, giữ cho hông nâng lên trong tư thế ngồi xổm cao khi bạn vòng tay qua chân. Các ngón tay hướng về phía trước và hạ thấp mông ngồi lên khối gạch Yoga.
Di chuyển hông của bạn về phía sau một chút nhỏ, điều này sẽ làm cho các khối nghiêng về phía sau và sau đó nhấc chân lên khỏi sàn để đi vào tư thế. Cố gắng để tách 2 chân đang móc ra khỏi nhau .
Dừng động tác một vài nhịp thở, sau đó mở rộng mắt cá chân của bạn, hạ chân xuống đất và nghỉ ngơi trước khi chuyển sang tư thế tiếp theo.
Để thực hiện ở mức nâng cao hơn, bắt đầu như tư thế trên. Khi bạn đến chỗ tách 2 chân thì tiếp tục tách rộng cho tới khi hai chân duỗi thẳng. Giữ nguyên ở đây một vài nhịp thở, và sau đó thoát khỏi tư thế bằng cách co đầu gối lại, và hạ chân xuống sàn.

Sử dụng dụng cụ hỗ trợ trong quá trình tập Yoga sẽ giúp chúng ta thực hiện các tư thế một cách dễ dàng hơn, hiệu quả hơn, giảm thiểu rất nhiều chấn thương trong tập luyện. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình luyện tập Yoga. Chúc bạn tập luyện vui vẻ!
12 bài tập Yoga đơn giản khi sử dụng gạch tập Yoga
9 tư thế Yoga giúp tăng độ linh hoạt của khớp vai ngay tại văn phòng