Mất ngủ ban đêm? Mẹo để đánh bại chứng mất ngủ và ngủ ngon hơn
Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, nó cũng giống như việc tập thể dục và chế độ dinh dưỡng. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới việc mất ngủ và tình trạng này ngày một gia tăng hơn. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này thì những thông tin sau chắc chắn sẽ giúp bạn cải thiện tốt hơn vấn đề giấc ngủ của mình.

Chủ đề về giấc ngủ là đề tài đang được rất nhiều người quan tâm và một số lưu ý sau đây bạn cần biết để ngủ ngon hơn:
1) Những tin đồn về giấc ngủ
Hiểu biết nắm rõ những kiến thức về giấc ngủ có sẽ giúp bạn an tâm và ngủ ngon hơn. Điều này rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Dưới đây Kim Ba sẽ liệt kê một số thông tin về giấc ngủ mà chúng ta nên biết:
Chuyện lầm tưởng 1 – “Chúng ta phải ngủ 8 tiếng mỗi đêm”
Ngủ 8 tiếng mỗi ngày chỉ là một mức trung bình. Một số người vẫn sống khỏe mạnh khi ngủ ít hơn trong khi một số người khác lại cần ngủ nhiều hơn mức bình thường.
Chuyện lầm tưởng 2 – “Ngủ chợp mắt một vài phút không thực sự hiệu quả”
Những giấc ngủ ngắn thực sự sẽ tốt với điều kiện bạn ngủ khoảng tầm từ 20 đến 30 phút và không quá gần với thời gian của giấc ngủ chính.
Chuyện lầm tưởng 3 – “Một giấc ngủ ngon là liền mạch suốt một đêm”
Trên thực tế, chúng ta thường có chu kỳ ngủ với thời lượng khoảng 90 phút và chúng ta có thể chuyển qua tối đa 4 giai đoạn của giấc ngủ, từ giấc ngủ nhẹ (ở trạng thái lim dim) đến giấc ngủ sâu.
Chuyện lầm tưởng 4 – “Những người thành công không cần ngủ nhiều”
Bạn có thể đã nghe nói rằng những người nổi tiếng như Leonardo Da Vinci hay Winston Churchill không cần ngủ nhiều. Trong thực tế, nó không đơn giản như vậy. Một số ít người tự nhiên không cần ngủ nhiều mà vẫn khỏe. Tuy nhiên, một số người nổi tiếng vẫn thường phải tranh thủ ngủ chợp mắt, và khi công việc không nhiều nữa thì họ sẽ nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn để phục hồi sức khỏe.

Chuyện lầm tưởng 5 – “Những vầng thâm dưới mắt là do thiếu ngủ”
Vầng thâm dưới mí mắt thường có thể được gây ra bởi dị ứng thực phẩm hoặc các yếu tố khác.
Chuyện lầm tưởng 6 – “Uống rượu sẽ giúp dễ ngủ hơn”

Rượu có thể giúp chúng ta dễ chìm vào giấc ngủ hơn nếu được uống đủ vào buổi tối. Nhưng khi rượu ngấm vào cơ thể và được cơ thể xử lý, đào thải thì nó thực sự sẽ làm chúng ta khó chịu mệt mỏi và khó đi vào giấc ngủ sâu.
2) Cách để cải thiện và duy trì giấc ngủ của bạn.

Bạn nên luyện tập các thói quen lành mạnh liên quan đến giấc ngủ, chúng sẽ tạo ra sự khác biệt trong chất lượng và độ dài của giấc ngủ. Hầu hết những thói quen này là rất đơn giản, nhưng nếu cảm thấy khó ngủ thì bạn nên kiểm tra các danh sách lời khuyên sau đây:
- Tránh sử dụng các chất kích thích như nicotine và caffeine gần với giờ đi ngủ.
- Kiểm tra các điều kiện cho giấc ngủ là tốt nhất mà bạn có thể thực hiện. Ví dụ, đảm bảo người bạn không quá nóng hoặc quá lạnh, nệm và gối êm thoải mái, phòng ngủ yên tĩnh và không quá sáng.
- Phòng ngủ được thiết kế để hứng ánh nắng mặt trời vào buổi sáng. Điều này giúp điều chỉnh nồng độ melatonin trong cơ thể bạn – một loại hormone quan trọng liên quan đến chu kỳ giấc ngủ.
- Tránh ăn quá no hoặc ăn các thực phẩm khó tiêu trước khi ngủ vì chúng có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
- Cố gắng không sử dụng các thiết bị điện tử trên giường.
- Cố gắng tránh ngủ vào tầm chiều nếu nó gần khoảng 6-8 giờ trước khi tới giờ đi ngủ bình thường vào buổi tối.
- Cố gắng có thói quen lên giường đi ngủ vào giờ cố định.
- Cố gắng không nhìn đồng hồ nếu bạn khó ngủ.

3) Đến gặp chuyên gia y tế
Rối loạn giấc ngủ có thể liên quan đến một loạt các vấn đề về tâm lý, sinh lý hoặc bệnh lý. Trên thực tế có tới 10 nhóm rối loạn giấc ngủ, như rối loạn mất ngủ, rối loạn giấc ngủ liên quan đến nhịp thở và rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học . Nếu bạn lo lắng về giấc ngủ, thì nên nói chuyện với bác sĩ và họ có thể giúp đánh giá chính xác những vấn đề của bạn và cung cấp cho bạn các lựa chọn điều trị khác nhau.
Để biết thêm các kiến thức về nâng cao sức khỏe, rèn luyện thể chất và chế độ dinh dưỡng cân bằng bạn có thể theo dõi trên kênh Youtube Đặng Kim Ba Official